0 - 400,000 đ        

Dấu hiệu nhận biết và cách đề phòng giãn tĩnh mạch chân

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

 
Giãn tĩnh mạch chân đối tượng mắc phải là nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Có thể hiểu giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần.

 

► Giãn tĩnh mạch chân là gì ?

 

Giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, người thường xuyên phải đứng nhiều...Theo PGS.TS Đinh Thị Thu Hương - nguyên Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam thì suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân đối tượng mắc phải là nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Có thể hiểu giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần.

Hình minh họa suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch khỏe mạnh

Hình minh họa suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch khỏe mạnh

 

Sẽ không có gì đáng nói nếu giãn tĩnh mạch chân không gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, điều mà các chị em phụ nữ rất sợ khi gặp phải mà giãn tĩnh mạch chân còn gây không ít bất tiện như: nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê chân, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm, chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo… Ngoài ra còn có các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu chân

 

► Dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch chân

 

Giãn tĩnh mạch chân cần được phát hiện sớm nhất có thể để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.


Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới:
- Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.
- Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.
- Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.
- Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.
- Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.
- Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.

Các biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch chân

Các biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch chân

 

► Cách đề phòng giãn tĩnh mạch chân

 

Một số biện pháp khá hữu hiệu để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch:


- Hạn chế đứng hoặc đi lại nhiều quá.
- Nên tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày.
- Tránh béo phì.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C.

 

Đi bộ mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân

Đi bộ mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân

 

Xem thêm: Varikosette kem chữa giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

 

- Không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót.
- Nơi làm việc phải thoáng mát.
- Không sử dụng thuốc ngừa thai hay sinh đẻ quá nhiều lần.

TIN TỨC KHÁC

Vui lòng đợi ...

Đặt mua sản phẩm

Xem nhanh sản phẩm